An toàn thực phẩm

20 loại thực phẩm có thể trữ lâu trong ngăn đông tủ lạnh mà bạn chưa biết

1. Thịt và rau quả
Các loại thịt và rau quả đều có thể đặt được bên trong ngăn đông của tủ lạnh khá lâu, giúp bạn dự trữ được số lượng nhiều các mặt hàng này khi mua được giá tốt, nhất là các đợt giảm giá lớn trên thị trường.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trước khi cất các loại thịt và rau củ vào tủ lạnh, bạn nên rửa sạch và để thật ráo, cho vào túi hoặc hộp kín và cấp đông thực phẩm để bên trong vẫn còn tươi ngon nhé!


2. Bơ
Bảo quản bơ trong ngăn đông là hoàn toàn có thể, bạn cần rửa sạch, cắt đôi trái bơ, dùng dao gọt vỏ rồi cho miếng bơ vào hộp kín và cất vào ngăn đông tủ lạnh.

Lưu ý: Bơ sau khi ra đông sẽ có xu hướng trở nên nhão nên cách lưu trữ này phù hợp với việc dùng bơ để làm nước sốt, nước chấm hoặc xay sinh tố bạn nhé!


3. Thịt xông khói
Thịt xông khói được đặt trong túi kín và xếp thành từng lát, chéo lên nhau, sẽ giúp bạn chế biến dễ dàng hơn khi lấy ra từ ngăn đông.

Lưu ý: Rã đông thịt xông khói, bạn có thể vẫn đặt trong túi cấp đông, ngâm chúng trong nước khoảng 30 phút hoặc ít hơn tùy khối lượng thịt nhiều hay ít.

 


4. Chuối
Bạn có thể đặt chuối để nguyên vỏ hoặc lột vỏ (nhớ cho vào túi nilong hoặc hộp đựng thực phẩm) trước khi đặt vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản trong thời gian dài.

Lưu ý: Chuối đông lạnh sẽ bị nhão nên cách lưu trữ này thích hợp cho việc dùng chuối đông lạnh để làm nước sốt (món bánh mì chuối, bánh kếp,…) hoặc sinh tố.

 

5. Bơ thực vật (động vật)
Bơ làm từ thực vật (động vật) đều có thể lưu trữ lâu ngày bên trong ngăn đông. Hãy nhớ đặt bơ trong túi đông lạnh, giấy bạc hay bao bì của chúng trước khi bảo quản vào tủ lạnh. Khi cần sử dụng, bạn chỉ cần lấy ra và để ở nhiệt độ phòng khoảng 5 phút là bơ sẽ mềm ra ngay thôi.



6. Phô mai
Phô mai có thể được lưu trữ lâu bên trong ngăn đông, bằng cách đặt chúng trong túi kín khí (nên chia theo phần để thuận tiện lấy ra chế biến). Ngoài ra, nếu muốn, thêm một ít tinh bột bắp (hoặc bột năng) để hạn chế các miếng phô mai bị vón cục hoặc bị dính vào nhau.

Phô mai đông lạnh có thể dùng để chế biến nhiều món như thịt hầm, pizza, bánh sandwich nướng,…

Lưu ý: Các loại phô mai cứng và nửa cứng như Parmesan và cheddar sẽ dễ làm đông hơn các loại phô mai mềm khác.

 

7. Socola
Socola cũng là một trong những thực phẩm hoàn toàn có thể lưu trữ được lâu trong ngăn đông. Bạn và cho socola vào túi hoặc hộp kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng trước khi đưa lên ngăn đông.

Khi muốn chế biến sô-cô-la, thì nên đặt chúng ở nhiệt độ phòng trước khi mở ra để sử dụng, để giữ được hương vị vốn có.

 

8. Kem Cheese và kem chua
Kem cheese và kem chua đông lạnh có thể dùng cho bánh phô mai, món thịt hầm hay các loại bánh nướng khác. Trước khi lấy chúng ra chế biến, bạn cần làm tan bằng cách để ở nhiệt độ phong, hâm nóng từ từ và khuấy liên tục khi cho vào nồi chế biến món ăn.

Tuy nhiên, nếu bạn dùng kem cheese và kem chua để phủ lên bánh mì tròn, thì không thể dùng phương pháp đông lạnh vì nhiệt độ lạnh sẽ làm hỏng kết cấu của kem.


9. Trứng
Nghe có vẻ lạ! Trứng hoàn toàn có thể bảo quản đông được nhé. Bạn cần tách trứng ra khỏi vỏ, đánh nhẹ và bảo quản trong hộp đựng thực phẩm, trước khi cho vào tủ đông, thậm chí bạn có thể tách và đổ trứng đánh vào khay đá rồi bảo quản đông để lấy ra sử dụng từ từ.

Lưu ý:
Không nên đánh trứng lên bọt quá nhiều trước khi bảo quản.
Khi bạn bảo quản lòng trắng đông lạnh riêng, thì chúng có thể không đánh lên bọt giống như trứng tươi.

 


10. Gừng
Gừng nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh lâu ngày sẽ dễ bị ẩm mốc. Để khắc phục điều đó, bạn có thể cất ơt ngăn đông tủ lạnh. Bạn chỉ cần rửa sạch, gọt vỏ, để nguyên củ hoặc thái lát gừng, để thật ráo nước và đem cất vào ngăn đông tủ lạnh và để dùng dần.


11. Nho
Nho đông lạnh, ăn rất ngon và làm sinh tố cũng rất tuyệt. Bạn nên rửa sạch, để ráo nước hoàn toàn, rồi mới cho vào túi kín khí trước khi đặt vào tủ lạnh.



12. Các loại thảo mộc
Bạn hoàn toàn có thể lưu trữ các loại thảo mộc như rau mùi tây vào ngăn đông. Trước tiên, bạn hãy rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ và đặt vào khay làm đá, cho chút nước hoặc dầu ô liu vào. Tiếp đó, tiến hành đông lạnh, sau khi thấy chúng bị đông lại, bạn lấy ra những viên đó cho vào túi đông và bảo quản trong ngăn đá lại.

Cách bảo quản thảo mộc như thế này sẽ rất tiện lợi, khi cần nấu các món hầm hay súp, bạn chỉ cần lấy từng viên đá và thả vào nồi là đã có thể hòa quyện được hương vị của thảo mộc rồi.




13. Trái cây họ quýt
Những trái cây họ quýt muốn bảo quản đông lạnh, bạn có thể để nguyên vỏ, cắt lát rồi cho vào hộp kín hoặc túi đông lạnh.

Ngoài ra, bạn có thể vắt thành nước, cho vào khay đá rồi tiến hành đông lạnh sẽ rất tiện lợi nếu bạn muốn pha thêm chút vị chua thanh mát vào thức uống của mình.



 


14. Sữa
Nếu sữa của bạn sắp đến ngày hết hạn,bạn hãy cho vòa hộp hoặc khay làm đá để làm đông và sử dụng. Bề mặt sữa có thể sần sùi, vì vậy tốt nhất bạn nên dùng nó để nấu ăn và chế biến các món nướng, hơn là uống sữa đông lạnh. 


 


15. Các loại quả hạt
Lưu trữ các loại hạt trong tủ đông giúp giữ cho lượng dầu tự nhiên của chúng không bị hỏng. Hãy bọc chúng trong túi thực phẩm hoặc đựng trong hộp nhựa. Khi chế biến, bạn chỉ việc lấy ra sử dụng.

 


16. Gạo
Gạo có thể được lưu trữ trong ngăn đá, đặc biệt là loại gạo nấu nở lâu. Khi bảo quản, bạn nên cho vào hộp có lót giấy và nhớ đậy kín khi đặt vào ngăn đông nhé.

 


17. Sốt cà chua
Để bảo quản sốt cà chua trong ngăn đông, bạn nên đặt chúng vào khay đá, để đông lại, rồi lấy chúng ra cho vào túi thực phẩm. Khi cần dùng để chế biến, bạn chỉ cần thả vài viên đá vào nồi là có ngay hương vị của sốt cà chua trong món ăn rồi.


18. Bắp (Ngô)
Đối với những trái bắp vừa được luộc xong, bạn có thể tách hạt khỏi cùi, cho vào hộp kín và bỏ vào ngăn đông. Khi cần dùng để nấu súp hay làm món bắp xào thơm ngon, bạn chỉ cần lấy ra, cho vào lò vi sóng khoảng 1 phút là có thể đem đi chế biến rồi.


19. Khoai tây
Đối với khoai tây đã luộc, bạn có thể để nguội và cất vào ngăn đông để bảo quản. Đặc biệt hơn, nếu bạn muốn thưởng thức món khoai tây chiên nóng giòn chỉ trong 10 phút, bạn có thể chuẩn bị trước bằng cách chiên sơ khoai tây, để thật nguội và thật ráo dầu rồi cất vào túi kín rồi cấp đông. Khi cần, bạn lấy ra và chiên sơ trong dầu nóng khoảng 5 phút là có thể thưởng thức được ngay.

20. Cà phê thừa
Khi không dùng hết lượng cà phê trong ly, bạn có thể để nguội, cho vào khay làm đá để để đông lại. Lần tới khi bạn dùng một ly sữa tươi, chỉ cần thả vài viên cà phê đông đá vào là bạn đã có ngay cà phê sữa cho buổi sáng tỉnh táo rồi.

Những lưu ý khi bảo quản thực phẩm đông lạnh:
Cân nhắc thực phẩm có thể bảo quản đông lạnh, để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị mất đi trong thời gian bảo quản.
Điều chỉnh nhiệt độ ngăn đá phù hợp: phổ biến là - 18 độ C, hoặc - 19 độ C
Trước khi bảo quản trong ngăn đông, cần sơ chế sạch sẽ thực phẩm, để ráo hoặc nguội, cho vào hộp (hoặc túi thực phẩm) kín.
Rã đông thực phẩm đúng cách trước khi tiến hành chế biến.

Theo dienmayxanh.com